Xin chào quý Luật sư. Tôi ở Quảng Ninh, hiện nay tôi đang có nhu cầu thành lập công ty do tôi làm chủ, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi những lưu ý cần thiết khi thành lập công ty. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Luật sư!
Công ty luật Luật Nam Phát xin trả lời như sau:
Theo những thông tin mà bạn cung cấp, thì hiện nay bạn đang sống tại Quảng Ninh và bạn có nhu cầu thành lập công ty. Bạn muốn được tư vấn về những lưu ý khi thành lập công ty, đối với việc thành lập một công ty thì chúng tôi xin lưu bạn một số nội dung như sau:
♦ Đầu tiên, bạn phải nắm được các quy định của pháp luật về thành lập công ty, các loại hình công ty… Những nội dung này chủ yếu được quy định tại:
o Luật Doanh nghiệp 2014;
o Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
o Các luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực mà bạn kinh doanh
♦ Thứ hai, nội dung tiếp theo mà bạn cần phải lưu ý đó chính là điều kiện về chủ thể để thành lập công ty tại Việt Nam.
Đối với nội dung nay, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
o Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
o Có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân
o Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức…)
♦ Thứ ba, bạn cần phải xác định thành viên hoặc cổ đông góp vốn hay chỉ có mình bạn sở hữu. Đây là một nội dung rất quan trong để bạn có thể lựa chọn được loại hình công ty, sự tồn tại, hoạt động và phát triển của công ty.
♦ Thứ tư, sau khi bạn đã xác định được nội dung trên thì bạn cần phải xem xét tham khảo các loại hình doanh nghiệp, xem loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với nhu cầu kinh doanh, khả năng của bạn và phương hướng kinh doanh sau này.
Hiện nay tồn tại 4 loại hình doanh nghiệp đó là:
o Doanh nghiệp tư nhân, đây là loại hình DN sẽ do một cá nhân làm chủ, đây là loại hình mà rất ít người lựa chọn bởi vì loại hình này có tính rủi ro pháp lý cao.
o Công ty TNHH một thành viên, đây là loại hình công ty mà sẽ do một cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật). Đây là một loại hình doanh nghiệp mà bạn nên xem xét.
o Công ty TNHH hai thành viên trở lên, đây là loại hình công ty bao gồm có 2 cá nhân hoặc tổ chức trở lên nhưng không quá 50 và có thể thuê người đại diện pháp luật.
o Công ty cổ phần đây là loại hình công ty mà có 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên và có thể thuê, mướn đại diện pháp luật.
Đối với từng loại hình bạn cần phải tham khảo các quy định liên quan và tham khảo các công ty đã thành lập và hoạt động tốt trên thị trường hiện nay. Với quy mô nhỏ thì nên thành lập TNHH 1 thành viên sau đó có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.
♦ Thứ năm, Tiếp đó là bạn cần phải đặt tên doanh nghiệp. Đây cũng là một vấn đề mà bạn cần chú ý, vì không phải đặt tên thế nào cũng được. Theo quy định hiện nay thì tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.
Và để tránh trùng lắp với tên các doanh nghiệp khác đang hoạt động, theo xu hướng các Công ty mới thành lập thường đặt tên doanh nghiệp dài hơn (tên có 3-4 chữ) hoặc tên doanh nghiệp bằng các chữ cái (có thể ghép bằng tiếng Anh).
► Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ cách đặt trên công ty bạn có thể xem bài viết ”Các sai lầm phải tránh khi đặt tên Công ty” để hiểu rõ hơn về đặt tên công ty.
♦ Thứ sáu, một nội dung nữa đó là về vốn điều lệ của doanh nghiệp. Đây chính là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên hoặc cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động. Do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh.
► Để hiểu rõ hơn về vốn điều lệ xem bài viết “Vốn điều lệ khi mới thành lập doanh nghiệp” để hiểu rõ hơn về vốn điều lệ công ty.
♦ Thứ bảy, ngành nghề kinh doanh. Bạn có quyền kinh kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm nhưng cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.
♦ Thứ tám, về người đại diện theo pháp luật. Đối với công ty TNHH và Công ty Cổ Phần thì có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Nội dung này sẽ được quy định tại điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Tóm lại Đại diện theo pháp luật (Giám đốc/ Tổng giám đốc/ Chủ tịch…) là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.
♦ Cuối cùng là trụ sở công ty. Đối với trụ sở công ty thì căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp có địa chỉ được xác định gồm:
Số nhà + tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với câu hỏi của bạn Nam về các lưu ý khi thành lập công ty. Đối với từng nội dung cụ thể thì bạn có thể liên hệ đến Luật Nam Phát để được các chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm trong vấn đề thành lập công ty để có được sự tư vấn tốt nhất.
Còn khá nhiều các thông tin có thể chia sẻ nhưng chúng tôi sẽ viết tại các bài viết khác.
0902845039