Ngày 1/7/2016 Bộ Luật TTDS số 92/2015/QH13 có hiệu lực thi hành, trong đó có quy định về “thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án”. Để có nhiều gợi mở cho việc nghiên cứu, áp dụng các cách thức thực hiện thủ tục này, được sự đồng ý của tác giả, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài của Luật sư Ann Faure – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Toulouse (Pháp) được trình bày tại Hội thảo “Kỹ năng của luật sư trong thủ tục trung gian hòa giải và tố tụng trọng tài” ngày 13/6/2016 vừa qua tại Hà Nội dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.
Phần mở đầu
I – Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thỏa thuận có phải là phương thức lý tưởng để tái lập bình yên cho xã hội ?
Các hình thức giải quyết tranh chấp bằng thỏa thuận, vẫn thường được hiểu như những quá trình tái lập lại hòa bình và thực hiện điều chỉnh mà không cần có sự can thiệp của thẩm phán xét xử, từ lâu vẫn luôn tồn tại. Tranh chấp luôn tồn tại trong quá trình con người tương tác với nhau. Vì vậy cần có các phương thức để hóa giải tranh chấp, tránh dẫn đến một xã hội trong đó « người này thì luôn tìm cách biện hộ, người kia thì luôn tìm cách phân xử » (Racine).
Các nền dân chủ hiện đại đã thực hiện phân cấp các phương thức điều tiết mâu thuẫn bằng cách xây dựng chúng trên nền tảng quy tắc của pháp luật. Việc xét xử công bằng đã được coi như mô hình điều tiết mâu thuẫn lý tưởng vì nó đảm bảo cho các quyền và tự do của con người được thực thi, đồng thời duy trì các giá trị dân chủ. Tuy nhiên các hình thức thỏa thuận vẫn cũng vẫn được giữ nguyên vì có thể điều tiết mâu thuẫn dựa trên các tập quán nghề nghiệp, thông lệ.
Những hình thức thỏa thuận giải quyết tranh chấp không mang tính chất thể chế này xuất hiện từ những năm 70, nhằm khắc phục những hạn chế của hệ thống tư pháp. Việc đưa các hình thức thỏa thuậnvào luật của Pháp là một phần quan trọng của kết quả trao đổi toàn cầu hóa. Ảnh hưởng của các thông lệ nước ngoài, trong đó có ảnh hưởng của ADR (Alternative Dispute Resolution – Biện pháp thay thế trong giải quyết tranh chấp) được phát triển ở Mỹ và Canada là không thể phủ nhận.
Liên minh châu Âu coi trung gian hoà giải như một công cụ mang tính hiệu quả cao và đảm bảo an toàn trong trao đổi, điều này dẫn đến việc Pháp đưa vào Bộ luật tố tụng dân sự một văn bản các quy định liên quan đến các hình thức thỏa thuận thân thiện giải quyết tranh chấp (tiếng Pháp viết tắt là MARD), chính thức hóa một khung tham chiếu khác về giải quyết tranh chấp, bên cạnh hình thức xét xử truyền thống. Vì vậy, các bên tranh chấp, theo ý của mình và tùy theo những điều kiện được quy định trong Bộ luật, có thể thử giải quyết tranh chấp bằng phương thức thỏa thuận với sự hỗ trợ của một trung gian hòa giải, một người hòa giải hoặc theo một trình tự thủ tục mà các bên tranh chấp cùng tìm kiếm phương án hòa giải với sự hỗ trợ của luật sư hai bên.
Có nhiều lý do thúc đẩy sự phát triển của MARD : lý do kinh tế và sự quản lý có chất lượng của Nhà nước, những lý do gắn với sự thay đổi trong các quy chế chính trị cùng với những ích lợi của việc thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
1- Mục tiêu quản lý tốt các đối tượng có tranh chấp nói trên:
Việc tránh phải đưa ra xét xử tại tòa án cho phép giảm các chi phí công trong việc giải quyết tranh chấp. Hình thức hóa giải này có nguồn gốc từ Mỹ, vào những năm 60 với phương châm « fighting cost and delay » (đấu tranh giảm chi phí và chống lại sự chậm trễ). Phương châm này hướng tới khả năng làm chủ được việc quản lý số lượng vụ việc cần xét xử, giảm chi phí, tăng hiệu suất làm việc của các cấp xét xử, tất cả nhằm đáp ứng yêu cầu của những người thuộc quyền xét xử của tòa án, muốn nhận được các quyết định đúng trong thời gian hợp lý.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng việc sử dụng MARD cho phép Nhà nước tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho ngân sách hoạt động của ngành tư pháp. MARD chuyển một phần chi phí sang công dân, nhưng nhìn chung các hình thức hòa giải này thường tốn ít chi phí hơn đối với các bên có tranh chấp nếu tính đến chi phí xã hội và chi phí tâm lý trong quá trình tố tụng, đến cả việc những người có liên quan làm chủ được thời gian giải quyết tranh chấp, và nhất là khi những rủi ro pháp lý không còn nếu như hòa giải thành công.
2- Lý do về mặt triết học :
Ý tưởng ưu tiên các giải pháp hòa giải tương ứng với một quan niệm mới về việc hình thành quy phạm.Công dân mong muốn tự tổ chức giải quyết tranh chấp của mình. Điều này phù hợp với sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân đặt cá nhân vào trung tâm của sự điểu tiết xã hội như là một chủ thể tự do, có trách nhiệm và tự chủ trong việc tự mình ra quyết định và trở thành thước đo của mọi sự việc. Vì vậy cần có ranh giới xác định giữa dân chủ có sự tham gia của nhiều bên và sự phát triển của MARD, được hình thành trên nền tảng nguyên tắc của sự tham gia trực tiếp và quy trách nhiệm cá nhân trong việc giải quyết các tranh chấp của chính mình.
3- Ích lợi của việc thương lượng giải quyết tranh chấp:
Honoré de Balzac đã từng viết rằng « một sự dàn xếp tồi vẫn tốt hơn là một vụ xét xử tốt » và rằng « giao dịch tồi nhất vẫn tốt hơn vụ xét xử tuyệt nhất ». Một giải pháp hình thành trên tự do thỏa thuận, tự chủ của các bên và việc quy trách nhiệm cá nhân tương ứng luôn được đón chào hơn là một quá trình xét xử áp đặt.
* Quá trình thương lượng cho phép giải quyết tranh chấp trên mọi phương diện bao gồm cả về tâm lý, nhân văn, quan hệ. Ví dụ, hòa giải qua trung gian cho phép tái lập liên kết xã hội, phòng ngừa hoặc giải quyết vấn đề đang đặt ra. Vì vậy, về mặt gia đình, luật pháp cắt vụn các giải pháp (ly dị, chấm dứt chế độ hôn nhân, quyền cha mẹ) trong khi đó MARD cho phép kết nối mọi bình diện để đạt được một giải pháp tổng thể. Giải pháp thỏa thuận kiến tạo tương lai khi cho phép hình thành các mối quan hệ sau tranh chấp giữa các bên. Sử dụng MARD là không thể tránh khỏi nếu như đối với các bên tranh chấp, việc tái lập đối thoại, duy trì quan hệ gia đình, quan hệ kinh tế, kinh doanh hoặc quan hệ cá nhân quan trọng hơn là việc đạt được một giải pháp pháp lý chỉ mang tính phiến diện.
* Quá trình thương lượng cho phép đạt được một giải pháp không mang tính chất pháp lý, thỏa mãn lợi ích của hai bên có tranh chấp trong khi đó việc áp dụng nguyên tắc pháp luật sẽ dẫn đến tình huống trong đó có kẻ thắng, người thua, hoặc cả hai bên đều thua. Vì vậy, trong các vụ tranh chấp quốc tế, MARD cho phép tránh các quy định luật pháp nghiêm ngặt để tìm ra được một giải pháp có tính đến các yếu tố đa dạng văn hóa và luật pháp.
* Quá trình thương lượng cho phép các giải pháp sáng tạo phù hợp mà việc áp dụng chặt chẽ luật pháp không thể cho phép. Vì vậy, nhiều hình thức MARD có thể được kết hợp ; ví dụ, một nhà trung gian hòa giải có thể can thiệp trong một quá trình hòa giảiđể tái thiết lập một không gian giao tiếp giữa các bên và tìm kiếm nguồn gốc của tranh chấp.
II – Triển vọng :
1 – Đa dạng hóa các phương thức thỏa thuận hòa giải được quy định trong luật
MARD đã được đưa vào tất cả các nhánh của luật, được điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của mỗi lĩnh vực.
2 – Phát triển MARD theo kế hoạch
Về mặt pháp lý, vào thế kỷ 21, MARD được phát triển với nhiều ý nghĩa khác nhau.Nhiều báo cáo của Bộ tư pháp đều cho thấy điều này và các cơ quan công quyền đã đưa những ý nghĩa này vào trong những cải cách mới nhất.
• Nghị định ngày 11/03/2015 buộc các bên có tranh chấp và các nhà chuyên môn về luật phải xác định một biện pháp hòa giải trước khi yêu cầu thẩm phán xét xử : mọi sự chỉ định, yêu cầu hay khai báo phải ghi rõ “ mọi thủ tục tiến hành nhằm đạt được giải pháp hòa giải tranh chấp”
• Luật ngày 6/08/2015 cũng sửa đổi quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận : việc hòa giải tại Văn phòng hòa giải tòa lao động được sắp xếp
• Dự luật về pháp lý của thế kỷ 21 được trình bày ngày 31/07/2015 tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển MARD với các biện pháp bắt buộc mạnh mẽ :ví dụ, bắt buộc có nỗ lực hòa giải với sự có mặt của một hòa giải viên pháp lý nếu không yêu cầu được thẩm phán xét xử sẽ không được chấp nhận.
• Il existe plusieurs types de MARD : la conciliation, la médiation, le droit collaboratif, la procédure participative.
Có nhiều hình thức MARD : tự thỏa thuận, hòa giải qua trung gian, hòa giải ngoài thủ tục tố tụng, hòa giải trong thủ tục tố tụng.
Ở Pháp, vai trò của luật sư trong tự thỏa thuận và hòa giải qua trung gian rất hạn chế. Luật sư hỗ trợ khách hàng về mặt kỹ thuật luật pháp; luật sư phải giữ bí mật các trao đổi diễn ra trong quá trình hòa giải hoặc trung gian và không được phép đại diện cho khách hàng của mình. Để quá trình tự thỏa thuậnhoặc trung gian thành công, luật sư phải nắm được những kỹ thuật thương lượng trong giải quyết tranh chấp, không khuyến khích khách hàng của mình bỏ qua hòa giải mà ngược lại phải khuyến khích khách hàng của mình sử dụng biện pháp này.
Theo luật của Pháp, luật sư không thể đóng vai trò hoà giải viên pháp lý, cho dù đó là hòa giải tư pháp hoặc tự hòa giải theo thỏa thuận. Trái lại, luật sư có thể đóng vai trò trung gian hòa giải nếu được đào tạo phù hợp cho vai trò này.
Hình thức MARD trong đó luật sư đóng vai trò chủ động chính là hòa giải ngoài thủ tục tố tụng được giới thiệu sau đây.
Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng
Đó là quá trình hòa giải thông qua thỏa thuận nhằm giải quyết tranh chấp, việc triển khai biện pháp này diễn ra trước khi sử dụng mọi hình thức tư pháp và dựa trên sự cam kết thỏa thuận giữa các bên và luật sư tư vấn của mình trong việc tìm kiếm một giải pháp tổng thể giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và có thiện chí tại cuộc họp 4 người, trên nguyên tắc hướng tới thỏa mãn lợi ích của từng bên.
Các luật sư, đã được đào tạo đối về hoà giải, được ủy thác độc quyền để thực hiện nhiệm vụ tư vấn hoặc thương thuyết.Những cuộc thương thuyết này được giữ bí mật. Các bên và luật sư của mình cam kết đảm bảo minh bạch, tức là trao đổi với nhau mọi thông tin hữu ích và cần thiết cho phương án hòa giải có thiện chí tranh chấp giữa các bên. Nếu cần các bên có thể yêu cầu sự trợ giúp của chuyên gia trung lập do các bên cùng ủy thác.
Trong trường hợp các bên đi đến một thỏa thuận tổng thể, các luật sư sẽ tiến hành thủ tục chính thức công nhận thỏa thuận này.
Trái lại, trong trường hợp tiếp tục bất đồng ý kiến, ngay cả khi chỉ là một phần vấn đề, hoặc một trong các bên lạm dụng quá trình hòa giải, không ngay tình thực hiện quá trình hợp tác, quá trình hòa giải được kết thúc; các luật sư được rút ra khỏi hồ sơ và không thể hỗ trợ khách hàng của mình trong khuôn khổ các thủ tục tư pháp giải quyết tranh chấp sau đó.
Bắt nguồn từ Mỹ, quá trình này được giới thiệu ở Pháp năm 2006 và phát triển sau đó.Sự thành công của hình thức này trong lĩnh vực luật gia đình đã khiến cho nó được sử dụng trong khuôn khổ nhiều tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp dân sự, thương mại hoặc xã hội.
Quá trình này đáp ứng mục tiêu quản lý các đối tượng có tranh chấp nêu trên với chi phí thấp hơn chi phí do ảnh hưởng xã hội và ảnh hưởng tâm lý từ các quá trình tố tụng gây ra. Nhìn chung, triển khai quá trình luật hòa giải kéo dài từ 3 đến 12 tháng, với từ 4 đến 6 phiên thương thuyết cách nhau tối thiểu từ 2 đến 3 tuần. Thời gian kéo dài này có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn tùy theo mức độ phức tạp và nhu cầu của các bên. Chi phí hầu như luôn luôn thấp hơn chi phí của tố tụng tư pháp.Tỉ lệ thành công khoảng 85%.
I –Những nguyên tắc chủ đạo của hoà giải ngoài thủ tục tố tụng :
• Làm việc theo nhóm :Mỗi khách hàng có một luật sư trợ giúp ; hai luật sư tư vấn và các khách hàng của mình cùng làm việc và phối hợp với nhau, mỗi người có một vai trò và giá trị tương ứng và bổ sung trong giải pháp hòa giải tranh chấp.
• Không đơn phương kiện ra tòa hoặc đe dọa kiện ra tòa : Các bên cam kết tìm kiếm một giải pháp thương thuyết mà không sử dụng đến cơ quan xét xử. Các luật sư tư vấn không thể tiến hành khiếu nại khi đang được ủy thác về hòa giải. Các luật sư tư vấn chỉ có thể đệ đơn lên tòa án trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận tổng thể và yêu cầu tòa án chính thức phê chuẩn thỏa thuận này.
• Thừa nhận vị thế độc lập của mỗi bên và thương thuyết dựa trên lợi ích của từng bên : Các bên trao đổi mọi thông tin cần thiết để hình thành các lựa chọn và chọn giải pháp đáp ứng tốt nhất lợi ích của từng bên. Các bên có nghĩa vụ bắt buộc đảm bảo sự minh bạch liên quan đến các thông tin hữu ích và quan trọng cho việc giải quyết tranh chấp của mình.
II – Các bước tiến hành :
Thủ tục hòa giải là một quá trình được thực hiện thông qua nhiều bước, được tổ chức bằng các cuộc họp 4 bên theo một lịch trình cụ thể. Các cuộc họp này được gọi là « gặp gỡ để giải quyết tranh chấp ».Để quá trình diễn ra suôn sẻ, khách hàng phải được chuẩn bị tốt cho mỗi bước.Nguyên tắc là một cuộc thảo luận sơ bộ và thảo luận chi tiết về các mục tiêu, trước hết là các mục tiêu cá nhân, sau đó là mục tiêu chung luôn là bước cơ bản trước khi đưa ra các lựa chọn và tiếp đó là các giải pháp.
• Bước 1 : cuộc gặp thứ nhất với khách hàng : thông tin và đánh giá :
Ở cuộc gặp đầu tiên, khách hành trình bày hoàn cảnh của mình.Nếu như luật sư nhận thấy thủ tục hòa giải có thể cho phép khách hàng giải quyết các vấn đề của mình, luật sư sẽ trình bày thủ tục đó. Nếu như khách hàng quan tâm đến hình thức này, khách hàng liên hệ với bên có tranh chấp với mình để bên này có thể gặp gỡ một luật sư được đào tạo về hòa giải và nghe chính luật sư của họ giải thích về quá trình này.
• Bước 2 : liên hệ với luật sư của bên kia :
Hai luật sư trao đổi với nhau.Triển khai công việc nhóm giữa các luật sư tư vấn.Xác định một ngày cho cuộc họp 4 bên « gặp gỡ hòa giải » với khả năng có thể thảo luận ngay tại lần liên hệ không chính thức này.Vì vậy, các luật sư có thể đã trao đổi về các điểm có thể gây mâu thuẫn.Các luật sư cũng quyết định về các tài liệu cần thiết và ai là người chuẩn bị bản thoả thuận hòa giải mà các bên sẽ ký ở cuộc gặp hòa giải đầu tiên.
• Bước 3 : họp cá nhân với khách hàng chuẩn bị cho cuộc gặp hòa giải :
Luật sư trình bày với khách hàng tính cần thiết và nền tảng một cuộc thương thuyết có thiện chí và dựa trên sự tôn trọng các lợi ích của mỗi bên, luật sư chuẩn bị cho khách hàng bằng cách giải thích vai trò của mỗi bên, các bước trong thủ tục hoà giải và giúp khách hàng tham gia hiệu quả vào quá trình.
Luật sư cũng sẽ đánh giá mức độ tranh chấp hiện tại, khả năng khách hàng sẽ hợp tác và chia sẻ, mức độ tin tưởng giữa khách hàng và luật sư, mức độ khó khăn của các vấn đề cần xử lý và các nhu cầu trước mắt của khách hàng.
Luật sư sẽ thảo luận với khách hàng các thông tin hữu ích cho cuộc gặp giải quyết đầu tiên này, bao gồm những thông tin đã có, những thông tin khách hàng cần cung cấp và những thông tin cần hỏi bên kia. Luật sư nhắc lại với khách hàng tầm quan trọng của sự minh bạch trong chia sẻ mọi thông tin hữu ích.
• Bước 4 : Luật sư có thể sẽ liên hệ luật sư phía bên kia để có phản hồi về cuộc thảo luận đầu tiên của họ với khách hàng của mình, ví dụ việc xác định các vấn đề chưa được giải quyết
• Bước 5 : gặp gỡ 4 bên = gặp gỡ hòa giải lần đầu :
Bắt đầu quá trình với việc đón tiếp và giới thiệu các bên.Sau đó, quá trình hòa giải và ủy thác của các luật sư được trình bày chi tiết.Tiếp đó, các luật sư cùng đọc với khánh hàng của mình bản điều lệ hòa giải và giải thích cho khách hàng các điều khoản và nguyên tắc cơ bản.Tất cả những người tham gia phải ký vào hợp đồng hòa giải trước khi bắt đầu quá trình.
Tiếp đến, các bên cũng xác định các vấn đề cần xử lý, trật tự ưu tiên, khoảng cách các cuộc họp, các phương thức trao đổi thông tin cũng như chi tiết và nhiệm vụ cần hoàn thành trước khi có cuộc gặp hòa giải tiếp theo. Các bên phải trao đổi về mối bận tâm trước mắt của mình và lập lịch trình cho cuộc họp tiếp theo cũng như dự tính các tài liệu cần thiết. Cuộc gặp đầu tiên này rất quan trọng vì nó cho phép mỗi luật sư hình thành các sợi dây liên hệ với phía bên kia.
• Bước 6 : họp cá nhân « phỏng vấn » giữa luật sư và khách hàng :
Luật sư gặp khách hàng, nghe những nhận xét, trình bày của khách hàng, tư vấn cho khách hàng và giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quá trình.Luật sư chỉ ra các điểm cần làm tốt hơn và cùng suy nghĩ với khách hàng cách thức khắc phục những điểm này, bàn luận về các vấn đề sắp tới để có thông tin và tìm hiểu động cơ của phía bên kia một cách khách quan, không phán xét. Các vấn đề cần giải quyết, phương pháp tiếp cận những vấn đề này về m