Mẫu Dự án xây dựng Bảo Tàng Lụa Hà Đông

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN.

I.1: Giới thiệu sơ bộ dự án đầu tư.

I.1.1 Tên Dự Án, Dự án xây dựng Bảo Tàng Lụa Hà Đông

  • Địa điểm: Làng  Lụa Vạn Phúc, Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, TP.Hà Nội
  • Chủ đầu tư: ………….
  • Địa chỉ chủ đầu tư:  Phố Lụa Vạn Phúc, Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Tp Hà Nội.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp số:
  • Điện thoại: ………………..  email: …………………..
  • Hình thức đầu tư:   Đầu tư xây dựng mới

I.1.2. Địa Điểm Đầu Tư:

Dự án xây dựng Bảo Tàng Lụa Hà Đông được đầu tư xây dựng tại Làng Lụa Vạn Phúc, Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

I.1.3. Vị Trí đầu tư dự án

Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội 11km về phía Tây. Quận Hà Đông nằm dọc theo Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và trên ngã ba sông Nhuệ, sông La Khê.

–  Phía Đông giáp huyện Thanh Trì, quận Thanh Xuân.

–  Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm, huyện Hoài Đức;

–  Phía Tây giáp các huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ;

–  PhíaNamgiáp các huyện Thanh Oai, Chương Mỹ.

–  Diện tích tự nhiên: 47, 9174km2.

–  Dân số: khoảng 225.100 người (năm 2009)

I.2: Mô tả sơ bộ dự án

Bảo tàng Lụa Hà Đông được dự kiến xây dựng trên tổng diện tích 3.712m2 tọa lạc tại Làng Lụa Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội.  Vạn phúc là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa, nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống     “ Lụa Hà Đông”.

Bảo tàng Lụa Hà Đông sẽ tái hiện lại toàn bộ quy trình dệt lụa, từ công đoạn nuôi tằm dệt vải cho đến khi hoàn thành sản phẩm dệt, tạo nên một tấm vải lụa mềm mại tinh tế với những hoa văn tinh xảo rất riêng của Lụa Hà Đông.

Bảo tàng Lụa Hà Đông sẽ cho du khách được nhìn thấy sự chuyển mình trong từng giai đoạn phát triển của làng nghề từ truyền thống cho tới đương đại, tại đây sẽ trưng bày các sản phẩm Lụa từ xưa đến nay với nhiều chất liệu và sản phẩm khác nhau.

I.3: Cơ sở pháp lý triển khai dự án.

Căn cứ Luật Đất đai số 13/2003/QH ngày 26/11/2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất Đai, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ;

Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Luật đầu tư;

Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BKH ngày 16/4/2009 của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất;

Căn cứ Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 của UBND Thành phố về việc ban hành “Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư trên địa bàn Thành Phố Hà Nội”

Các căn cứ Luật Di Sản năm 2005; Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 10/10/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Di Sản 2005; Quyết định số 09/2004/QĐ-BVHTT ngày 23/02/2004 của Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin (nay là  Bộ Văn hóa Thể Thao và Du Lịch) ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo tàng tư nhân.

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG LỤA VẠN PHÚC – HÀ ĐÔNG.

II.1: Vạn Phúc dấu xưa:

Khi nói tới đất nước ViệtNamlà người ta thường nghĩ tới Thủ đô Hà Nội – Thủ đô của ngàn năm văn hiến, thủ đô của hòa bình.

Khi nói tới Hà Đông, người ta thường nghĩ ngay tới một vùng quê trù phú với những cánh đồng, bãi mía, nương dâu bạt ngàn, xanh tốt; với nững nong tằm vàng óng nhả tơ và với những tiếng kẽo kẹt của khung cửi ngày đêm dệt lụa; và trên hết ở đó có những con người dũng cảm thông minh trong chiến đầu, cần cù sáng tạo trong lao động đã làm ra những sản phẩm tơ lua lừng danh khắp bốn phương. Đó là Làng Vạn Phúc ngày xưa và nay là Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Vạn Phúc là vùng “Cổ tích địa linh” có trên 1000 năm lịch sử, mảnh đất có thế “hổ phục rồng chầu” với nhiều công trình văn hóa tâm linh được gây dựng từ ngàn xưa mà thế hệ dân cư của ấp Vạn Bảo xưa, nay là Làng Vạn Phúc giữ gìn tôn tạo. Các quần thể bao gồm: Đình làng – Chùa– Đền phường cửi – Miếu làng và quần thể nhà lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh

  • Đình làng Vạn Phúc: Đình Làng được dân làng xây dựng năm 868, năm 1877 đình tôn tạo xây dựng như mới, năm 2004 tu bổ lại khang trang như hiện nay là nơi thờ Đức Thành Hoàng là Bà Phùng Thị Ả Lã Nương Nương (hiệu là Đê Nương) người dạy cho dân làng biết cách trồng lúa, khoai, trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa. Khuyên dạy nhân dân làm điều phải, bỏ điều trái, ăn ở thuận hòa “Namchăm lo việc nông – Nữ tầm tang canh cửi”. Đạo lý của ngài là “Dân yên thiên hạ thái bình” và “Dân phú – Quốc cường”.
  • Chùa Vạn Phúc:  Chùa được làm nhìn theo hướngNam. Theo đạo phật hướng nam là hướng mát mẻ, miền của Trí tuệ, cũng là hướng của thiện nghiệp. Là nơi thể hiện tín ngưỡng phật giáo của người dân làng Vạn Phúc.
  • Đền phường cửi: Nơi thờ tổ nghiệp của dân làng Vạn Phúc
  • Miếu làng Vạn Phúc: Miếu thờ Thành Hoàng Ả Lã Đê Nương
  • Nhà lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Là nơi giữ gìn  nhiều di tích cách mạng quý giá, là nơi Bác ở và làm việc trong thời gian ở Vạn Phúc.

II.2: Lịch sử hình thành làng nghề Lụa Vạn Phúc – Hà Đông

Nghề dệt lụa có từ xa xưa trên đất ViệtNam. Thế kỷ 15, lụa ViệtNamđã theo chân các thương gia lên tàu biển đi tới bạn bè du khách xa gần bốn phương. Nghề dệt lụa ở ViệtNamcó ở nhiều nơi, nhưng không thể không nói tới Vạn Phúc – một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh của ViệtNam.

Em về Vạn Phúc cùng anh

Áo lụa em mặc thêm  thanh vẻ người.

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI KHI BẠN ĐANG CÓ Ý TƯỞNG ĐỂ HÌNH THÀNH DỰ ÁN!

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ :       42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:
– 028 6660 53 53

Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Emailinfo@luatnamphat.com

Website : www.luatnamphat.com

20200720042933 53901

0902 845 039 (Ms.Hạnh)