Phân biệt các loại nhãn hiệu

Việc phân loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Trước hết, phân loại nhãn hiệu cho phép xác định đặc trưng của một loại nhãn hiệu – đặc trưng này không chỉ ảnh hưởng tới yếu tố cảm nhận nhãn hiệu của người tiêu dùng, tới tính chất của việc sử dụng nhãn hiệu mà còn ảnh hưởng tới cả quá trình đăng ký nhãn hiệu đó. Phân loại nhãn hiệu còn ảnh hưởng tới việc xác định chế độ pháp lý đối với từng loại nhãn hiệu cũng như giúp cho việc phân biệt nhãn hiệu với các dấu hiệu dùng để phân biệt khác như kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý…
Dưới đây là bảng so sánh 3 loại nhãn hiệu: Nhãn hiệu thông thường, Nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu chứng nhận trên một số tiêu chí cơ bản sau:
Tiêu chí Nhãn hiệu thông thường Nhãn hiệu chứng nhận
Nhãn hiệu tập thể
Khái niệm Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức,cá nhân khác nhau. (Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009) Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. (Khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009) Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. (Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009)
Chức năng Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Chứng nhận đặc tính hàng hóa, dịch vụ Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác không phải của thanh viên tổ chức
Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký Tổ chức, cá nhân Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó Tổ chức được thành lập hợp pháp
Chủ thể có quyền sử dụng Chủ sở hữu và người được chủ sở hữu cho phép Mọi chủ thể kinh doanh có hàng hóa, phục cụ đáp ứng tiêu chuẩn của chủ sở hữu và được cấp phép Thành viên của tổ chức và bản thân tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ với LUẬT NAM PHÁTqua Hotline 0902 845 039 để gặp luật sư tư vấn.

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ :       42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:- 028 6660 53 53

Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Email: [email protected]