Sự khác nhau giữa nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường

* Biện pháp dân sự có thể sử dụng trong tranh chấp về nhãn hiệu
* Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài mới nhất
* Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu
* Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam

Nhãn hiệu là thuật ngữ được dùng để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa với dịch vụ. Tuy nhiên, nhãn hiệu lại có thể phân chia thành nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng.  Vậy sự khác nhau của các loại nhãn hiệu này là như thế nào, cụ thể:

Thứ nhất, về khái niệm:

– Nhãn hiệu thông thường được quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt  hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

– Nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí  tuệ quy định: “nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dung biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.

Thứ hai, về căn cứ xác lập quyền:

– Nhãn hiệu thông thường: đối với nhãn hiệu này thì phải đăng ký

– Nhãn hiệu nổi tiếng: trên cơ sở thực tiễn sử dụng nhãn hiệu

Xem thêm So sánh nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể

Thứ ba, về thời hạn:

– Nhãn hiệu thông thường: theo quy định tại Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ thì có thời hạn là mười năm và có thể ra hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

– Nhãn hiệu nổi tiếng: thì thời hạn với nhãn hiệu này là đến khi nhãn hiệu này không còn đáp ứng được các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 75 luật sở hữu trí tuệ.

Thứ tư, về cơ chế bảo hộ trong việc đăng ký

– Nhãn hiệu thông thường: cơ chế bảo họ trong việc đăng ký thì chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có quyền phản đối việc đăng ký hoặc yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đối với hàng hóa, dịch vụ.

– Nhãn hiệu nổi tiếng: Tại điểm i khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ có quy định dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hang hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.

Xem thêm Phân biệt các loại nhãn hiệu

Thứ năm, về cơ chế bảo hộ trong việc bảo hộ hành vi xâm phạm

– Nhãn hiệu thông thường: cơ chế bảo hộ trong việc bảo hộ hành vi xâm phạm cho sản phẩm trùng hoặc tương tự không được cho sản phẩm khác loại

– Nhãn hiệu nổi tiếng: được quy định ở điểm d khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ.

* Nhãn hiệu là gì? Phân biệt giữa nhãn hiệu và tên thương mại?
* Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam
* Tra cứu nhãn hiệu – Hạn chế rủi ro trong quá trình bảo hộ
* Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

 
Trên đây là bài tư vấn của QGVN về nhãn hiệu, Quý khách muốn biết thêm chi tiết haowjc yêu cầu sử dụng dịch vụ về Sở hữu trí tuệ hãy liên hệ với QGVN qua Hotline 0902 845 039 để gặp Luật sư tư vấn.