Thủ tục ly hôn khi mất đăng ký kết hôn theo quy định hiện nay

Để được Tòa án giải quyết ly hôn, người có yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng; Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với tài sản chung (nếu có tài sản chung vợ chồng, bản sao có chứng thực);

– Đơn ly hôn (tùy từng trường hợp, vợ chồng có thể nộp đơn xin ly hôn đơn phương hoặc đơn yêu cầu ly hôn thuận tình).

Đồng thời, theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tài liệu được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao công chứng, chứng thực hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

123

Do đó, khi yêu cầu ly hôn, người có yêu cầu phải nộp kèm theo hồ sơ ly hôn là bản chính giấy chứng nhận kết hôn nhưng nếu giấy này bị mất thì có thể dùng các loại giấy tờ sau để thay thế:

– Bản sao chứng thực đăng ký kết hôn: Do Ủy ban nhân dân hoặc Phòng/Văn phòng công chứng căn cứ vào bản chính để chứng thực bảo sao đúng với bản chính (khoản 2 Điều 2 Nghị định 23 năm 2015);

– Bản sao từ sổ gốc (trích lục) đăng ký kết hôn: Cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc (khoản 1 Điều 2 Nghị định 23 năm 2015);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã được đăng ký lại: Trước đây, vợ chồng đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính đăng ký kết hôn đều bị mất (Điều 24 Nghị định 123 năm 2015) thì có thể yêu cầu đăng ký lại kết hôn.

Như vậy, trong trường hợp vợ chồng bị mất đăng ký kết hôn thì có thể sử dụng 03 loại giấy tờ nêu trên thay thế để nộp hồ sơ ly hôn.