* Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
* Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam
* Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài mới nhất
* Biện pháp dân sự có thể sử dụng trong tranh chấp về nhãn hiệu
Đây là một giai đoạn cực kỳ cần thiết đối với bất kỳ cá nhân/doanh nghiệp nào đang chuẩn bị đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình. Nhiều trường hợp dù đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ rồi nhưng chúng ta vẫn chưa chắc chắn về khả năng thành công của đơn đăng ký nhãn hiệu của mình . Chính vì vậy việc sử dụng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của nam phát sẽ giúp Quý khách đánh giá và xác định khả năng bảo hộ thành công cho đơn đăng ký nhãn hiệu của mình.
Với dich vụ tra cứu nhãn hiệu, Nam Phát sẽ giúp doanh nghiệp xác định chính xác khả năng bảo hộ thành công của nhãn hiệu, tư vấn thiết kế, chỉnh sửa nhãn hiệu để nhãn hiệu đạt được khả năng bảo hộ cao nhất.
Việc tra cứu nhãn hiệu đóng vai trò gì trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
– Xem xét nhãn hiệu có bị trùng lặp hoặc tương tư với các nhãn hiệu khác hay không
Tra cứu nhãn hiệu đã nộp đơn hoặc đã được cấp bằng nhằm biết được dấu hiệu mình muốn đăng ký bảo hộ có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác không, có khả năng được bảo hộ không. Vì nhãn hiệu chỉ có thể được bảo hộ khi nhãn hiệu mà Quý khách đăng kí bảo hộ không có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn biểu tượng, nhãn hiệu khác đã được bảo hộ.
– Tránh những rủi ro pháp lý không đáng có
Từ việc sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác trong cùng lĩnh vực đã được bảo hộ trước đó, chủ sở hữu nhãn hiệu đó khiếu kiện vì đã xâm phạm nhãn hiệu của họ. Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu ngưng sử dụng nhãn hiệu, yêu cầu bồi thường tổn thất bởi chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà còn ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác.
– Tra cứu nhãn hiệu là tiết kiệm tài chính và thời gian cho doanh nghiệp/chủ sở hữu nhãn hiệu
Vì thời gian thẩm đơn đăng ký diễn ra khá dài (thực tế từ 18 – 24 tháng), nếu nhãn hiệu của doanh nghiệp bị từ chối bảo hộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu. Không chỉ lãng phí thời gian và chi phí đăng ký nhãn hiệu mà còn lãng phí thời gian và chi phí thiết kế nhận dạng, giới thiệu, quảng bá cho nhãn hiệu đó.
Xem thêm Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?
Làm sao để tra cứu nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ?
Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ, Quý khách có thể thực hiện một trong hai cách sau:
– Tra cứu nhãn hiệu trực tuyến
+ Truy cập vào địa chỉ https://www.iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 1: Nhập điều kiện tìm kiếm.
Bước 2: Ấn nút “Tìm kiếm” để hiển thị danh sách kết quả, xem đã có đối tượng nào đăng kí bảo hộ nhãn hiệu này trước hay chưa.
Lưu ý: Bạn thực hiện tra cứu trực tuyến này trên thư viện số sở hữu công nghiệp của cục sở hữu trí tuệ là hoàn toàn miễn phí, Tuy nhiên độ chính xác là không cao chỉ đạt 50 -60% và không tra cứu được phần hình của logo, vì cơ sở dữ liệu không được cập nhập đầy đủ..
– Tra cứu nhãn hiệu có đối chứng bằng văn bản:
+ Với hình thức tra cứu nhãn hiệu này sẽ có kết quả chính xác hơn với cơ sở dữ liệu được cập nhật đầy đủ.
+ Những dấu hiệu nào bị xem là trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đối chứng sẽ không được đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ.
+ Tra cứu đối chứng cho phép tra cứu bao gồm phần hình và phần chữ của nhãn hiệu nên mức độ chính xác cao hơn.
Xem thêm Sự khác nhau giữa nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu thông thường
Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu
Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu, khách hàng cần chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc tra cứu, bao gồm cụ thể như sau:
– Thông tin về mẫu nhãn hiệu dự định tra cứu
– Thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu muốn đăng ký.
Dịch vụ pháp lý về nhãn hiệu, đăng kí và tra cứu nhãn hiệu của LUẬT NAM PHÁT
– Tư vấn và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
– Thực hiện tra cứu trực tuyến sơ bộ cho nhãn hiệu mà bạn muốn đăng kí;
– Soạn thảo và thay mặt Quý khách nộp hồ sơ đăng kí thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ;
– Theo dõi tiến trình nộp hồ sơ và nhận kết quả của các giai đoạn thẩm định nội dung và thẩm định hình thức;
– Nhận và giao ngay giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu và thực hiện công bố giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu.
* Thủ tục sửa đổi Văn bằng bảo hộ
* Đăng ký bảo hộ quyền tác giả: Hồ sơ, trình tự thủ tục mới nhất
* Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
* Thủ tục xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc
Trên đây là những chia sẻ của LUẬT NAM PHÁT về dịch vụ tra cứu nhãn hiệu. Hy vọng những thông tin trên có thề giúp khách hàng hiểu thêm về các thủ tục về bảo hộ nhãn hiệu khi doanh nghiệp có yêu cầu thực hiện. Khi có thắc mắc gì về dịch vụ đăng kí nhãn hiệu hãy liên hệ với LUẬT NAM PHÁT theo Hotline
0902 845 039.