Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Đề nghị tư vấn:

Hiện tại tôi đang ký hợp đồng lao động có thời hạn 6 tháng với Công ty A, đến tháng 2/2019 mới hết hiệu lực hợp đồng nhưng Công ty thông báo bằng email cách đây khoản 20 ngày sẽ chấm dứt hợp đồng vào cuối tháng 9/2018 vì lý do giảm biên chế dự án. Như vậy công ty có vi phạm pháp luật không và có đền bù hợp đồng cho người lao động?

Trả lời:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật lao động 2012;

Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động.

Công ty chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp trên có phù hợp với quy định pháp luật hay không?

Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 6 tháng được xác định là loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Theo quy định của bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động – Công ty A được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp:

– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;

– Người lao động bị tai nạn đã liên tục điều trị mà chưa hồi phục;

– Do thiên tai, hỏa hạn hoặc lý do bất khả kháng: địch họa, dịch bệnh; di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động.

Ở đây công ty NSN đã buộc người lao động nghỉ việc vì lý do giảm biên chế, điều này không phù hợp với quy định pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động. Trường hợp này được coi là đơn phương chấm dứt trái pháp luật.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, người sử dụng lao động phải chịu những nghĩa vụ vì hành vi của mình. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ là thời điểm công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng trước thời han với người lao động hoặc thời điểm người lao động buộc nghỉ việc. Nghĩa vụ bồi thường của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại điều 42, Bộ luật lao động, cụ thể:

– Trường hợp người lao động muốn tiếp tục làm việc tại công ty:

+ Công ty phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc;

+ Chi trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

– Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc tại công ty, người lao động được nhận khoản bồi thường sau:

+ Công ty phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc;

+ Chi trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;

+ Trợ cấp thôi việc.

– Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì:

+ Công ty phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc;

+ Chi trả thêm ít nhất 04 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Trợ cấp thôi việc.

Đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì thời hạn báo trước là 03 ngày, ở đây công ty đã thông báo qua email trước 20 ngày nên không phải bồi thường do sai phạm nghĩa vụ báo trước.