Dự án xây dựng trung tâm chăm sóc người cao tuổi Hoàng Liên

Dự án đầu tư xây dựng trung tâm chăm sóc người cao tuổi Hoàng Liên

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN.

I.1: Giới thiệu sơ bộ dự án đầu tư.

I.1.1 Tên Dự Án

  • Tên dự án: Dự án xây dựng trung tâm chăm sóc người cao tuổi Hoàng Liên
  • Địa điểm: Thành Phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai
  • Chủ đầu tư: H
  • Địa chỉ chủ đầu tư: ……., Phường Bắc cường, Thành phố Lào cai
  • Điện thoại: ………………..  email: …………………..
  • Hình thức đầu tư:  Đầu tư xây dựng mới

I.1.2. Địa Điểm Đầu Tư:

Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Hoàng Liên dự kiến được đầu tư xây dựng tại Thành Phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai.

Mô tả vị trí khu đất dự kiến đầu tư.

– Khu đất dự kiến đầu tư có diện tích rộng khoảng 1,5 hecta, tọa lạc tại phường trung tâm của thành phố Lào Cai.

– Có đường giao thông thuận tiện để lưu thông đến các phước khác trong thành phố.

– Thuận tiện kinh doanh các ngành nghề khác để bù đắp chi phí  hoạt động của trung tâm.

I.2: Mô tả sơ bộ dự án.

Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Hoàng Liên  được dự kiến xây dựng trên tổng diện tích đất  1,5 hecta tọa lạc tại Thành Phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai.

Trung tâm sẽ là nơi tiếp nhận, chăm sóc và phụng dưỡng các cụ từ 60 tuổi trở lên  thuộc các đối tượng chính sách và các cụ đến với trung tâm thông qua dịch vụ dưỡng lão tự nguyện đóng phí. Các đối tượng tiếp nhận của trung tâm dự kiến sẽ là các đối tượng sau:

–         Người nghỉ hưu không còn khả năng lao động.

–         Người già không nơi nương tựa.

–         Người già có tâm lý buồn.

Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Hoàng Liên dự kiến sẽ được xây dựng mới khang trang, thoáng mát đáp ứng tiêu chuẩn nghỉ ngơi, an hưởng  tuổi già của các cụ với  quy mô khu nhà ở và sinh hoạt  được xây dựng 03 tầng (có lối đi dành riêng cho người cao tuổi sử dụng xe lăn) và đầy đủ các khu chức năng như:

–       Khu Nhà ăn, nhà bếp

–       Khu Nhà luyện tập thể hình, vui chơi, thể thao

–       Khu Nhà điều trị phục hồi chức năng (chăm sóc các cấp độ nặng, cấp độ trung bình, cấp độ nhẹ)

–       Khu Nhà quản lý hành chính

–       Khu Nhà ở của cán bộ nhân viên

–       Sân chơi, bãi tập

–       Vườn trồng rau xanh, cây thuốc, cây cảnh

–       Cây xanh lấy bóng mát có đường đi bộ dạo mát

–       Vườn hoa…..

Dự án trung tâm chăm sóc người cao tuổi Hoàng Liên dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động ở giai đoạn 1 sẽ tiếp nhận và chăm sóc khoảng 80 cụ và định hướng tăng lên quy mô 200 người sau 05 năm đi vào hoạt động.  Trung tâm sẽ là nơi nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già lý tưởng của các cụ ở trung tâm thành Phố Lào Cai cũng như các địa bàn quận huyện lân cận trong toàn Tỉnh.

I.3Những căn cứ pháp lý

I.3.1Các văn bản pháp lý về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

  1. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  2. Căn cứ nghị định số 12/2009/NĐ – CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và nghị định số 83/2009/ NĐ –CP ngày 15/10/2009 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 12/2009/NĐ – CP.
  3. Căn cứ Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2007  của chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
  4. Căn cứ vào thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình và Quyết định số 957/ QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây Dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
  5. Căn cứ thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây Dựng về quy định chi tiết một số nội dung của nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
  6. Căn cứ định mức dự toán xây dựng cơ bản kèm theo công bố số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng.
  7. Căn cứ đơn giá xây dựng ban hành theo quyết định số 408/UBND-XDCB ngày 29/02/2008 của ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai
  8. Căn cứ các văn bản khác có liên quan.

I.3.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng áp dụng

  1. TCVN 2737 – 1995 : Tải trọng tác động –  tiêu chuẩn thiết kế.
  2. TCXD 356 – 2005 : Kết cấu bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế.
  3. TCVN 338-2005 : Kết cấu thép – tiêu chuẩn thiết kế.
  4. TCVN 269 – 2002 : Tiêu chuẩn thử tải tỉnh cọc.
  5. TCXD 205 -1998 : Móng cọc – tiêu chuẩn thiết kế.
  6. TCXD 16- 1986 : Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng,.
  7. TCXD 46- 1984 : Chống sét cho công trình xây dựng.
  8. TCXD 27 – 1991 : Đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng.
  9. TCVN 5738 – 2001 : Hệ thống báo cháy.
  10.  TCVN 4513 – 1988 : Cấp nước bên trong nhà.
  11. TCVN 4474 – 1987 : Thoát nước bên trong nhà.
  12.  TCVN 2622 – 1995 : Phòng cháy chữa cháy bên trong nhà và công trình.
  13.  TCVN 5687 – 1992 : Thông gió,điều hòa không khí, sưởi ẩm – tiêu chuẩn thiết kế.
  14. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các tài liệu chuyên ngành khác có liên quan.

CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN

II.1. Tổng quan công tác chăm sóc  người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự phối hợp của các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các chỉ tiêu, mục tiêu chương trình hành động về người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh Lào Cai được triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 45. 372 NCT, trong đó có trên 42.200 người là hội viên NCT. Đời sống vật chất, tinh thần của NCT cơ bản được cải thiện; 100% NCT khi ốm đau được khám, chữa bệnh và chăm sóc của gia đình, cộng đồng; 100% NCT cô đơn không nguồn thu nhập, thuộc diện nghèo, NCT từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và trợ cấp BHXH được hưởng trợ cấp theo Nghị định của Chính phủ; 134/164 xã, phường, thị trấn trong tỉnh có quỹ chăm sóc NCT và quỹ khuyến học hoạt động có hiệu quả. Qua các phong trào thi đua: “Tuổi cao gương sáng”, “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ T quốc”; NCT làm kinh tế giỏi; phong trào nêu gương sáng xây dựng gia đình văn hóa “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”… đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên NCT làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể ở khu dân cư, tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng quy ước, hương ước làng bản, xóa bỏ hủ tục…

Những năm qua, nhiều chương trình, hành động đã đi vào đời sống, làm chuyển biến nhận thức, hành động của cả xã hội và bản thân NCT; các hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng NCT được chính quyền quan tâm thực hiện đã phần nào cải thiện đời sống NCT. Trong những năm tới, tỉnh Lào Cai tiếp tục quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác NCT trên địa bàn; tăng cường và phát huy hiệu lực của chương trình hành động quốc gia về NCT; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động phụng dưỡng, chăm sóc NCT cả về vật chất lẫn tinh thần; thường xuyên điều tra, rà soát, nắm chắc số lượng, tình hình NCT, nhất là số NCT có hoàn cảnh khó khăn, già yếu, cô đơn, tàn tật, khó khăn về nhà ở để có biện pháp hỗ trợ kịp thời…

II.2:   Mô hình các trung tâm chăm sóc người cao tuổi (viện dưỡng lão) hiện nay ở Việt Nam.

Đa số các mô hình nhà dưỡng lão ở Việt Nam hiện nay đều được Nhà nước bảo trợ. Tuy nhiên, các trung tâm này chỉ nhận những người già neo đơn, bị bỏ rơi hay thuộc diên chính sách. Đa số các cụ ở những trung tâm này đều được hổ trợ với mức kinh phí  từ 180.000 – 300.000 đồng/ người/ tháng.

Tuy nhiên, theo dự báo của Tổng cục Thống kê, Ủy ban Quốc gia Dân số Kế hoạch hóa Gia đình và Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc, trong 20 năm tới (2009-2029), dân số Việt nam sẽ già hóa với tỉ lệ người già chiếm 17% dân số (khoảng 16,5 triệu người). Hiện tại, cả nước có khoảng 800.000 người già có nhu cầu được chăm sóc, nhưng thực tế, số nhà dưỡng lão chưa nhiều (1-3 trung tâm/ tỉnh). Những con số trên cho thấy mô hình nhà dưỡng lão do Nhà nước bảo trợ sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu xã hội trong hiện tại và tương lai, nhất là đối với những người có thu nhập khá trở lên.

Nhà dưỡng lão hiện nay không còn là nơi chỉ có những người già cô đơn, không nơi nương tựa, bị con cái hắt hủi mới phải vào đây mà mô hình này ngày nay đã thực sự chuyển mình với các trung tâm dưỡng lão tự nguyện đóng phí. Với mức đóng trung bình từ 1,5 đến 3,5 triệu đồng mỗi tháng, các cụ được phục vụ 3 bữa ăn chính và một bữa ăn phụ. Sống ở trung tâm, các cụ được chăm sóc tận tình chu đáo.Hằng ngày, họ được xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, tập luyện tùy theo tình trạng sức khoẻ mỗi người. Buổi chiều, các cụ được đưa đến sân tập, sinh hoạt tập thể, mỗi người một việc, người đọc báo, người thư giãn. Khi có nhu cầu, mỗi người chỉ cần nhấn chuông là các y tá có mặt tại chỗ.

Trong thời buổi hiện nay, khi mà mọi người trong độ tuổi đi làm thì bận tối mắt tối mũi từ sáng đến tối, trẻ em thì bận với việc học hành không kém. Ông bà, cha mẹ già không có người ở nhà để chăm sóc. Thuê người giúp việc thì hiếm có người nhiệt tình, chu đáo. Viện dưỡng lão tự nguyện đóng phí là giải pháp tốt nhất cho những gia đình có điều kiện kinh tế nhưng không có thời gian.

Hiện ở TP. HCM và Hà Nội đã có thêm những dịch vụ chăm sóc người già tại gia. Một số y tá, hộ lý ở các bệnh viện tổ chức thành nhóm làm thêm ngoài giờ, nhận chăm sóc người già bị mắc các bệnh lâm sàng ngụ tại nhà, một số các công ty tư nhân cũng đã đầu tư xây dựng mô hình chuyên chăm sóc người bệnh, người cao tuổi, đặc biệt là người già mắc các bệnh lâm sàng. Các tổ chức nhà nước hoạt động trong lĩnh vực này cũng đã dành một số phòng phục vụ cho dịch vụ dưỡng lão có đóng phí.  Đây là những mô hình có đóng phí tự nguyện của những người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, con số này còn quá nhỏ so với nhu cầu thực tế, “cung không đủ cầu”.

Từ thực tế nêu trên cho thấy nhu cầu xây dựng trung tâm dưỡng lão là cấp thiết và

phù hợp với xu hướng hiện nay của đại bộ phận người cao tuổi Việt Nam, xóa bỏ định kiến trước đây về trung tâm dưỡng lão và hướng đến chế độ chăm sóc người cao tuổi ngày càng tốt hơn tại Việt Nam.

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI KHI BẠN ĐANG CÓ Ý TƯỞNG ĐỂ HÌNH THÀNH DỰ ÁN!